Nhà nước thế tục (tái bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung)
Tác giả: GS. Đỗ Quang Hưng
Nhà Xuất Bản: Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm xuất bản: 8.2022
Khổ sách: 16X24cm
Số trang: 540
Giá bìa: 308.000 đ
“Xã hội thế tục là một xã hội mà nhà nước không yêu cầu tán thành bất kỳ một giáo lý cụ thể nào hoặc những dạng thức công khai nào đó của hành vi tôn giáo như một điều kiện cho việc tuyên bố đầy đủ quyền công dân” (D.Mumby, 1963).
Mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, đặt nền móng từ năm 1955, đã trải qua biết bao giai đoạn chiến tranh và cách mạng, gắn liền với sự phát triển của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập quôc tế. Mô hình nhà nước thế tục đa nguyên hài hòa và hợp tác ấy đến nay đã tỏ ra thích hợp, đã và đang phát huy vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Cuốn sách Nhà nước thế tục là công trình nghiên cứu công phu của GS. TS. Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Trong cuốn sách này, các bằng những luận chúng sâu sắc cùng nguồn tư liệu phong phú, không chỉ tiếp cận vấn đề nhà nước thế khác, làm tục từ lý luận đến thực tiễn của các nước Âu, Mỹ, Tủ đã tạo Đông Bắc Á và Đông Nam Á, GS. TS. Đỗ Quang giáo trong Hưng đã khái quát lộ trình xây dựng, hoàn thiệnện đại với luật pháp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực Sự ngỤC lực hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng nh sự hấp đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật thi với tư cách công dân mà còn có thể tìm thấy sự thỏa thu hút mãn đời sống tâm linh, đồng thời gợi mở những suy tàn cầu ngẫm, đề xuất (dưới góc độ nhà chuyên môn) đối với việc xây dựng một nhà nước thế tục ở nước ta n00 đ hiện nay thông qua luật pháp về tôn giáo.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực đối với bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo. Do nội dung cuốn sách đề cập vấn đề khá động, rộng và mới n. một số vấn đề, nhận định đang cần được tiếp – nghiên cứu, thảo luận nên sách khó tránh khỏi hạn chế, khiếm khuyết. Nhà xuất bản cố gắng giữ nguyên các luận chứng, cách tiếp cận và nguồn thông tin, tư liệu được tác giả thể hiện trong cuốn sách và coi đây là quan điểm của riêng tác giả. Trong lần xuất bản này tác giả tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung phần viết về chủ nghĩa thế tục Việt Nam thời thuộc địa; chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta những năm gần đây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.