Áp dụng bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong lĩnh vực hợp đồng
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Mua sách và nhận ngay 1.400 Xu (1.400 )

Áp dụng bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong lĩnh vực hợp đồng

140.000 

Áp dụng bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong lĩnh vực hợp đồng

Tác giả: PGS. TS. Đoàn Đức Lương (Chủ biên)
Xuất bản năm: 2023
Số trang: 224 trang
Khổ sách: 14,5*20,5cm
Nhà xuất bản: Tư Pháp
Công ty phát hành: Nhà sách Dân Hiền
Giá bìa: 140.000 đ

Sách – Áp dụng bộ luật dân sự và luật chuyên ngành trong lĩnh vực hợp đồng

Tác giả: PGS. TS. Đoàn Đức Lương (Chủ biên)
Xuất bản năm: 2023
Số trang: 224 trang
Khổ sách: 14,5*20,5cm
Nhà xuất bản: Tư Pháp
Công ty phát hành: Nhà sách Dân Hiền
Giá bìa: 140.000 đ

Lời giới thiệu:

Hợp đồng không chỉ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự mà còn được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành. Vấn đề đặt ra là, khi xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng thì cơ quan tài phán (Tòa án, Trọng tài thương mại) áp dụng Bộ luật Dân sự hay luật chuyên ngành? Về kỹ thuật lập pháp, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ mang tính nguyên tắc. Để áp dụng các quy định này cần cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành điều chỉnh từng lĩnh vực như hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng tín dụng…

Với tính chất là một đạo luật chung ghi nhận những quy định có tính chất nguyên tắc chung áp dụng cho mọi quan hệ luật sư, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định: “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự” (khoản 1 Điều 4). Như vậy, Bộ luật Dân sự được xác định là luật chung và luật

chuyên ngành quy định trong từng lĩnh vực là luật “cụ thể”, đây là sự thay đổi căn bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể xử lý mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành, sau đó, vẫn chưa có những văn bản có tính chất nhất quán hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự là “luật chung với các luật cụ thể trong từng lĩnh vực. Do đó, trong thực tế, đã phát sinh vướng mắc về việc áp dụng pháp luật khi một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 khác với quy định của các luật chuyên ngành. Trên thực tiễn, việc áp dụng pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vẫn tồn tại vướng mắc, thiếu tính thống nhất và đồng bộ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành mặc dù đã điều chỉnh về cùng một vấn đề của quan hệ hợp đồng, tuy nhiên lại có quy định thiếu thống nhất. Đồng thời, luật chuyên ngành còn cho phép các bên được quyền lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp thì có cơ quan tài phán lại chưa quan tâm đúng mức, từ đó đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng. Để khắc phục bất cập trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng tại Điều 4.

Theo đó, trong trường hợp các quy định của luật khác vi phạm nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của Bộ luật Dân sự thì phải áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự.

Với vai trò luật chung, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những vấn đề về tư cách pháp nhân, sở hữu, hợp đồng,… có ý nghĩa, giá trị pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp luật, còn các luật cụ thể quy định trong từng lĩnh vực. Quy định này thể hiện hướng tiếp cận phù hợp với các quan hệ “tử” giữa các chủ thể, tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể. Tuy nhiên, có một số vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra cần tiếp tục làm rõ: (i) Vấn đề chọn luật áp dụng trong hợp đồng, thời điểm chọn luật áp dụng khi xác lập hợp đồng hay khi tranh chấp xảy ra để làm căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ; (ii) Hình thức chọn luật của các chủ thể; (iii) Bộ luật Dân sự hay luật chuyên ngành áp dụng để giải quyết tranh chấp có phụ thuộc thẩm quyền giải quyết (vụ án dân sự hay vụ án kinh doanh, thương mại), bởi lẽ khi tranh chấp hợp đồng, chỉ cần một bên có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Trọng tài thương mại (Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010) hoặc vụ án kinh doanh, thương mại phát sinh giữa các chủ thể có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Cuốn chuyên khảo “Áp dụng Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành trong lĩnh vực hợp đồng” hệ thống hóa và nghiên cứu sâu hơn các nội dung mà nhóm tác giả đã công bố trong nhiều năm qua nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về áp dụng Bộ luật Dân sự hay luật chuyên ngành khi đàm phán, ký kết, xác lập hợp đồng hay khi có tranh chấp phát sinh.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Giỏ hàng
Lên đầu trang