Từ Điển Pháp Luật Việt Nam (tái bản, có sửa đổi bổ sung)
Tác giả: Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp
Nxb: Thế Giới
Khổ: 19*27 cm
Dày: 846 trang
Hình thức: bìa cứng
Phát hành: 11. 2022
Giá: 695.000đ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, trong hoạt động nghiên cứu, học tập cũng như áp dụng pháp luật thì việc sử dụng các từ ngữ pháp lý ngày càng trở nên phổ biến nhằm hỗ trợ việc nâng cao chất lượng của các hoạt động nói trên. Về mặt pháp lý, thì việc giải thích các từ ngữ trong các văn bản pháp luật ngày càng được các cơ quan soạn thảo coi trọng, vì vậy đa số các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành đều có quy định giải thích những từ ngữ cơ bản, nhằm làm rõ nghĩa của từ ngữ sử dụng trong văn bản đó, tạo sự thống nhất trong cách hiểu cũng như dễ dàng trong áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các lĩnh vực pháp luật thì khá rộng với số lượng văn bản lớn, việc tra cứu từ ngữ pháp lý là hết sức khó khăn cho những người có nhu cầu.
Với mong muốn có một cuốn sách có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các từ ngữ pháp luật một cách có hệ thống, tác giả đã dành thời gian hơn 20 năm để sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này nhằm giúp bạn đọc nói riêng, những người làm công tác pháp luật nói chung nâng cao chất lượng công tác của mình, cũng như giúp thuận tiện trong việc nghiên cứu, học tập và áp dụng pháp luật của bạn đọc.
Với lý do đó, Nhà xuất bản Thế Giới cho xuất bản cuốn sách “TỪ ĐIỂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI 6.700 TỪ (Tái bản có bổ sung)” do Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp là chuyên gia pháp luật cao cấp sưu tầm và biên soạn.
Đây là cuốn Từ điển chuyên ngành luật có số lượng từ ngữ pháp luật nhiều nhất từ trước đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam. Đáng chú ý đa số các từ ngữ đã được “luật hóa” (tức được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc được sử dụng trong các tài liệu chính thống như giáo trình, các sách đã xuất bản…), nên có thể xem cuốn sách là tài liệu khá chuẩn và có giá trị tham khảo cao.
Nội dung cuốn sách tập hợp khá đa dạng các nhóm từ ngữ pháp lý trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật cơ bản. Những từ ngữ mang tính chuyên môn, kỹ thuật nhưng đã được “luật hóa” cũng được tác giả đưa vào cuốn sách để giúp việc nghiên cứu các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành được thuận tiện và hiệu quả hơn. Ngoài ra cuốn sách cũng có khá nhiều từ ngữ được tác giả trực tiếp biên soạn mới, có giá trị tham khảo cao, được dựa trên nội dung của các quy phạm pháp luật mới nhất mà không thể tìm được trong các tài liệu khác.
Cuốn sách được bố cục thành 07 phần chính theo từng lĩnh vực pháp luật gồm:
Phần I: Các từ ngữ sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về hình sự
Phần II: Các từ ngữ sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về tố tung hình Sự
Phần III: Các từ ngữ sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về dân sự, tụng dân sự, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, hộ tịch, quyền sở hữu trí tuệ và nhà ở
Phần IV: Các từ ngữ sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về quản lý hành chính nhà nước, quan hệ quốc tế, an ninh – quốc phòng, tố tụng hành chính, thi đua – khen thưởng, kiểm toán nhà nước, thống kê, quy hoạch, thanh tra, khiếu nại, tố cáo, cán bộ – công chức
Phần V: Các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về kinh tế, đầu tư, kế toán, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thuế, đất đai, xây dựng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, đấu thầu, đấu giá, khoa học – công nghệ, dầu khí, hàng hải, quảng cáo, trọng tài thương mại, kiểm toán độc lập và du lịch
Phần VI: Các từ ngữ sử dụng trong lĩnh vực pháp luật về lao động, việc làm, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và công đoàn
Phần VII: Các từ ngữ sử dụng trong các lĩnh vực pháp luật khác
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.