GIỚI THIỆU SÁCH
Kẻ Thách thức là ai?
Giữa “cuộc chiến” thị phần ngày càng khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng tung ra “chiêu trò” để thu hút khách hàng. Vài thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến nhiều trận chiến kinh điển giữa thương hiệu nhỏ và thương hiệu lớn có tiếng.
Trong cuốn sách Nuốt Cá Lớn, tác giả Adam Morgan phân tích những case đối đầu thực chiến của các thương hiệu nhỏ và vừa nhưng với một khái niệm rất mới đó là Thương hiệu Thách thức – những thương hiệu nhỏ bé công khai thách thức thương hiệu đang thống trị thị trường, công khai theo đuổi những tiêu chuẩn đo lường mới, cách tạo dấu ấn mới, khao khát đồng cảm và khao khát doanh số kinh doanh.
Đặc điểm nhận dạng Thương hiệu Thách thức trên thị trường:
=> Được định nghĩa không phải là Thương hiệu Đứng đầu, đồng thời cũng không hoạt động trong các thị trường ngách
=> Có tham vọng vượt xa tiềm lực marketing hiện có
=> Sẵn sàng chấp nhận các kết quả marketing xảy ra do sự chênh lệch tham vọng và tiềm lực marketing hiện có
=> Đạt chuẩn tỉ lệ thành công
Một Thương hiệu Thách thức có thể đối đầu với Thương hiệu Dẫn đầu khi thương hiệu ấy làm cho mình khác biệt được với các thương hiệu khác trong cùng ngành hàng với nhận diện đặc trưng cụ thể.
Cuốn sách Nuốt cá lớn có gì đặc biệt?
Tác giả Adam Morgan đã đưa ra những lời khuyên thực tế cùng những ví dụ đa dạng, dễ làm theo để cho người đọc thấy những Thương hiệu Thách thức đã giành lấy sự chú ý và “lấy cắp” khách hàng từ những đối thủ cạnh tranh có ngân sách quảng cáo và marketing lớn hơn họ nhiều lần như thế nào.
Đồng thời giới thiệu 8 Nguyên tắc Thách thức – nhấn mạnh vào việc mang lại một cái nhìn mới về thị trường; xây dựng một Nhận diện nổi bật, thu hút và đầy cảm xúc; triển khai một chiến lược truyền thông có tính thâm nhập; và tập trung chú ý vào các ý tưởng hơn là người tiêu dùng.
Tác giả Adam Morgan là ai?
Adam Morgan là Giám đốc điều hành của Eatbigfish – một thương hiệu tư vấn marketing toàn cầu chuyên về chiến lược, hành vi và văn hóa của Thương hiệu Thách thức. Từng nằm trong ban điều hành của TBWAChiatDay, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất thế giới, ông có cơ hội làm việc qua với những khách hàng như IKEA, Unilever, Virgin và Apple.
Morgan và đồng sự đã cùng nhau tạo ra Dự Án Kẻ Thách Thức (The Challenger project) để nghiên cứu về cách tư duy và hành vi của những thương hiệu Thách thức dựa trên những điều họ nghĩ, nói và viết ra thị trường.
Ai nên đọc cuốn sách này?
Cuốn sách này dành cho những “con cá bé” – doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn:
=> Thay đổi tư duy trì trệ, chậm phát triển trong bối cảnh truyền thông đang chuyển biến mạnh mẽ về phương tiện, công nghệ và web.
=> Khẳng định bản thân là một thương hiệu sống động, khỏe mạnh và luôn khao khát trăng trưởng.
=> Làm đậm nét đặc trưng khác biệt, gia tăng lợi nhuận của thương hiệu nhằm chống lại những đối thủ cạnh tranh lớn hơn.
Chuyên gia gì nói về sách Nuốt cá lớn
“Lời khuyên về thương hiệu của Adam Morgan là một trong những lời khuyên thực tế và hữu dụng nhất. Nhóm của tôi chịu trách nhiệm giúp đỡ những thương hiệu khử mùi như Axe và Degree đi đến thành công trong thị trường Mỹ, và Nuốt Cá Lớn đã giúp chúng tôi định hình lại cách tư duy, hướng cả nhóm tập trung hình thành những hành vi “Thách thức” và giúp chúng tôi tăng trưởng thị phần ấn tượng.”
-Kevin George, Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Unilever Mỹ
MỤC LỤC
PHẦN 1: Quy mô và đặc điểm của Con Cá Lớn
Chương 1: Quy luật tăng lãi
Chương 2: Người tiêu dùng không còn như cũ nữa
Chương 3: Thương hiệu Thách thức là thương hiệu như thế nào?
PHẦN 2: 8 Nguyên tắc Thành công của các Thương hiệu Thách thức
Chương 4: Nguyên tắc đầu tiên: Ngây thơ một cách Thông minh
Chương 5: Tìm ra điểm cốt lõi của thương hiệu
Chương 6: Nguyên tắc thứ 2: Xây dựng Nhận diện Hải đăng
Chương 7: Nguyên tắc thứ 3: Dành lấy vị trí Thống lĩnh Tư duy trong ngành hàng
Chương 8: Nguyên tắc thứ 4: Tạo ra những biểu tượng Tái đánh giá
Chương 9: Nguyên tắc thứ 5: Sự hy sinh
Chương 10: Nguyên tắc thứ 6: Cam Kết Xa
Chương 11: Nguyên tắc thứ 7: Sử dụng truyền thông và quảng cáo để thâm nhập văn hoá xã hội
Chương 12: Nguyên tắc thứ 8: Lấy ý tưởng làm trung tâm, không lấy người tiêu dùng làm trung tâm
PHẦN 3: Ứng dụng
Chương 13: Lên kế hoạch hành động: Hai ngày lập trình tư duy
Chương 14: Công việc của người giữ ngọn hải đăng
PHẦN 4: Tư duy, văn hoá và rủi ro
Chương 15: Thương hiệu Thách thức là một cách tư duy: Giữ vị trí số 1, tư duy như vị trí số 2
Chương 16: Rủi ro, ý chí và vòng tròn bằng dây thừng
Lời cảm ơn cho lần tái bản thứ II
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.